CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TTHC LV THAM NHŨNG
11/12/2023 09:05:03

PHẦN II

NỘI DUNG TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC NIÊM YẾT

1. Thủ tục Kê khai tài sản, thu nhập

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai) lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 (PCTN) và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP (sau đây gọi là Bản kê khai), hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

- Bước 2: Thực hiện việc kê khai Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật PCTN 2018) bao gồm:

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

- Bước 3: Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật PCTN 2018.

- Bước 4: Công khai bản kê khai

a) Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

b) Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

c) Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

d) Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

e) Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

b) Cách thức thực hiện

Việc kê khai tài sản, thu nhập được tiến hành tại cơ quan, đơn vị của người có nghĩa vụ phải kê khai.

c) Thành phần hồ sơ, số lượng

Hồ sơ gồm có:

1. Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;
2. Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;
3. Bản kê khai tài sản, thu nhập, bản sao bản kê khai theo quy định;
4. Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai;

d) Thời hạn giải quyết

1. Thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:

- Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật PCTN phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).

- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN phải hoàn thành việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

2. Thời điểm hoàn thành việc kê khai bổ sung:

Khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.

3. Thời điểm hoàn thành việc kê khai hàng năm :

Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

4. Thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ công tác cán bộ:

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật PCTN 2018 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật PCTN 2018 việc kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính :Tổ chức hoặc cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Việc kê khai tài sản, thu nhập được tiến hành tại cơ quan, đơn vị của người có nghĩa vụ phải kê khai.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản kê khai tài sản, thu nhập.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

2. Việc kê khai lần đầu, kê khai hàng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

3. Việc kê khai bổ sung được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai bổ sung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật 36/2018/QH14 ngày 20-11-2018

- Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020

PHỤ LỤC I

MẪU BẢN KÊ KHAI VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP LẦN ĐẦU, KÊ KHAI HẰNG NĂM, KÊ KHAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC CÁN BỘ
(Kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP... (1)

(Ngày....... tháng...... năm......)(2)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Người kê khai tài sản, thu nhập

- Họ và tên:................................ Ngày tháng năm sinh:..................................................

- Chức vụ/chức danh công tác:......................................................................................

- Cơ quan/đơn vị công tác:............................................................................................

- Nơi thường trú:...........................................................................................................

- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân (3):........................... ngày cấp............... nơi cấp......................

2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập

- Họ và tên:............................... Ngày tháng năm sinh:...................................................

- Nghề nghiệp:..............................................................................................................

- Nơi làm việc (4):...........................................................................................................

- Nơi thường trú:...........................................................................................................

- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:............................... ngày cấp........... nơi cấp...................

3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)

3.1. Con thứ nhất:

- Họ và tên:............................... Ngày tháng năm sinh:...................................................

- Nơi thường trú:...........................................................................................................

- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:................................. ngày cấp........... nơi cấp................

3.2. Con thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như con thứ nhất.

II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN (5)

1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất (6):

1.1. Đất ở (7):

1.1.1. Thửa thứ nhất:

- Địa chỉ (8):

- Diện tích (9):.................................................................................................................

- Giá trị (10):

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng (11):............................................................................

- Thông tin khác (nếu có) (12):..........................................................................................

1.1.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như thửa thứ nhất.

1.2. Các loại đất khác (13):

1.2.1. Thửa thứ nhất:

- Loại đất:......................................... Địa chỉ:................................................................

- Diện tích:

- Giá trị (10):

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng:................................................................................

- Thông tin khác (nếu có):..............................................................................................

1.2.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như thửa thứ nhất.

2. Nhà ở, công trình xây dựng:

2.1. Nhà ở:

2.1.1. Nhà thứ nhất:.......................................................................................................

- Địa chỉ:

- Loại nhà (14):................................................................................................................

- Diện tích sử dụng (15):..................................................................................................

- Giá trị (10):

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu:..................................................................................

- Thông tin khác (nếu có):..............................................................................................

2.1.2. Nhà thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như nhà thứ nhất.

2.2. Công trình xây dựng khác (16):

2.2.1. Công trình thứ nhất:

- Tên công trình:.............................. Địa chỉ:..................................................................

- Loại công trình:............................. Cấp công trình:......................................................

- Diện tích:

- Giá trị (10):

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu:..................................................................................

- Thông tin khác (nếu có):..............................................................................................

2.2.2. Công trình thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như công trình thứ nhất.

3. Tài sản khác gắn liền với đất (17):

3.1. Cây lâu năm (18):

- Loại cây:........................ Số lượng:................... Giá trị (10):..........................................

- Loại cây:........................ Số lượng:................... Giá trị (10):..........................................

3.2. Rừng sản xuất (19):

- Loại rừng:...................... Diện tích:................... Giá trị (10):............................................

- Loại rừng:...................... Diện tích:................... Giá trị (10):............................................

3.3. Vật kiến trúc khác gắn liền với đất:

- Tên gọi:.......................... Số lượng:................... Giá trị (10):..........................................

- Tên gọi:.......................... Số lượng:................... Giá trị (10):..........................................

4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (20).

5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên (21).

6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):

6.1. Cổ phiếu:

- Tên cổ phiếu:...................... Số lượng:.................... Giá trị:.........................................

- Tên cổ phiếu:...................... Số lượng:.................... Giá trị:.........................................

6.2. Trái phiếu:

- Tên trái phiếu:..................... Số lượng:.................... Giá trị:.........................................

- Tên trái phiếu:..................... Số lượng:.................... Giá trị:.........................................

6.3. Vốn góp (22):

- Hình thức góp vốn:......................... Giá trị:..................................................................

- Hình thức góp vốn:......................... Giá trị:..................................................................

6.4. Các loại giấy tờ có giá khác (23):

- Tên giấy tờ có giá:........................... Giá trị:................................................................

- Tên giấy tờ có giá:........................... Giá trị:................................................................

7. Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, bao gồm:

7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi, máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...) (24):

- Tên tài sản:......................... Số đăng ký:...................... Giá trị:....................................

- Tên tài sản:......................... Số đăng ký:...................... Giá trị:....................................

7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, các loại tài sản khác) (25):

- Tên tài sản:............... Năm bắt đầu sở hữu:.................... Giá trị:...................................

- Tên tài sản:............... Năm bắt đầu sở hữu:.................... Giá trị:...................................

8. Tài sản ở nước ngoài (26).

9. Tài khoản ở nước ngoài (27):

- Tên chủ tài khoản:......................., số tài khoản:...........................................................

- Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức nơi mở tài khoản:...................................

10. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai (28):

- Tổng thu nhập của người kê khai:................................................................................

- Tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng):............................................................................

- Tổng thu nhập của con chưa thành niên:.......................................................................

- Tổng các khoản thu nhập chung:..................................................................................

III. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH NGUỒN GỐC CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM (29) (nếu là kê khai tài sản, thu nhập lần đầu thì không phải kê khai Mục này):...................................................................

Loại tài sản, thu nhập

Tăng (30)/giảm (31)

Nội dung giải trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập

Số lượng tài sản

Giá trị tài sản, thu nhập

1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất

1.1. Đất ở

1.2. Các loại đất khác

2. Nhà ở, công trình xây dựng

2.1. Nhà ở

2.2. Công trình xây dựng khác

3. Tài sản khác gắn liền với đất

3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất

3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất

4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):

6.1. Cổ phiếu

6.2. Trái phiếu

6.3. Vốn góp

6.4. Các loại giấy tờ có giá khác

7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên:

7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi, máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...).

7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, cây cảnh, tranh ảnh, các loại tài sản khác).

8. Tài sản ở nước ngoài.

9. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai (32).

     

...... ngày......... tháng......... năm......
NGƯỜI NHẬN BẢN KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh)

...... ngày...... tháng...... năm......
NGƯỜI KÊ KHAI TÀI SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

MẪU BẢN KÊ KHAI VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG
(Kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG

(Ngày....... tháng...... năm......) (1)

I. THÔNG TIN CHUNG (2)

II. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH NGUỒN GỐC TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM

Loại tài sản, thu nhập

Tăng (3)/giảm (4)

Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập

Số lượng tài sản

Giá trị tài sản, thu nhập

1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất:

1.1. Đất ở

1.2. Các loại đất khác

2. Nhà ở, công trình xây dựng khác:

2.1. Nhà ở

2.2. Công trình xây dựng khác

3. Tài sản khác gắn liền với đất:

3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng

3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất

4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):

6.1. Cổ phiếu

6.2. Trái phiếu

6.3. Vốn góp

6.4. Các loại giấy tờ có giá khác

7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên:

7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi, máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...).

7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bộ bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, tiền điện tử, các loại tài sản khác...).

8. Tài sản ở nước ngoài.

9. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai (5).

     

III. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM (6)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

2. Thủ tục Xác minh tài sản, thu nhập

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh

+ Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 của Luật PCTN hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 của Luật PCTN.

+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh;Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có).

+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.

- Bước 2: Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình. Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.

- Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật PCTN;

+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập; + Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.

+ Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.

- Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.

+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

+ Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: a) Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

b) Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

c) Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

+ Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật PCTN.

- Bước 6: Công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.

+ Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật PCTN

b) Cách thức thực hiện

Xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

c) Thành phần hồ sơ, số lượng

Hồ sơ xác minh gồm có:

Hồ sơ xác minh gồm có:
1. Quyết định xác minh; biên bản làm việc; giải trình của người được xác minh;

2. Báo cáo kết quả xác minh.

3. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập;

4. Các tài liệu khác có liên quan đến việc xác minh.

d) Thời hạn giải quyết

Không quá 115 ngày (trong đó thời hạn xác minh là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công khai kết luận là 05 ngày làm việc).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra Chính phủ

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập;

Kết luận xác minh tài sản, thu nhập

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;

2. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;

3.Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;

4. Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên

5. Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật PCTN..

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Luật 36/2018/QH14 ngày 20-11-2018

Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020

3. Thủ tục Tiếp nhận yêu cầu giải trình

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Người yêu cầu giải trình gửi văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Trường hợp yêu cầu trực tiếp thì người yêu cầu giải trình phải trình bày rõ nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận.

- Bước 2: Cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.

+ Trường hợp nhiều người đến yêu cầu giải trình trực tiếp về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình. + Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu

. - Bước 3: Người có trách nhiệm giải trình thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi bằng văn bản.

c) Thành phần hồ sơ, số lượng

1. Văn bản yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức

2. Thông tin, tài liệu liên quan đến yêu cầu giải trình.

3. Thông báo đồng ý hoặc từ chối giải trình của cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết

Thời hạn ra thông báo tiếp nhận hoặc từ chối giải trình: 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan nhà nước có liên quan

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình hoặc từ chối yêu cầu giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019:

1. Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình phải có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

2. Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật 36/2018/QH14 ngày 20-11-2018

- Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020

4. Thủ tục Thực hiện việc giải trình

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan.

- Bước 2: Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên. –

- Bước 3: Ban hành văn bản giải trình với các nội dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải trình; kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); các căn cứ pháp lý để giải trình; nội dung giải trình cụ thể.

- Bước 4: Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.
Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND cấp xã theo quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền

b) Cách thức thực hiện

- Người giải trình thực hiện giải trình trực tiếp và người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản thực hiện việc giải trình.
- Người giải trình có trách nhiệm công khai văn bản giải trình theo một trong các hình thức sau đây:
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị thực hiện giải trình;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị thực hiện giải trình.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung việc giải trình;

2. Biên bản làm việc có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;

3. Văn bản giải trình.

- Số lượng 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết

Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình. Trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.

- Trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp có nội dung đơn giản thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp nhưng phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.

- Giải trình được thực hiện bằng ban hành văn bản giải trình.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan nhà nước có liên quan

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản giải trình.

h) Lệ phí: Không

i)Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019, những nội dung sau không thuộc phạm vi giải trình:

1. Nội dung thuộc bí mật nhà nước; bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật

2. Nội dung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

- Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:

1. Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong việc yêu cầu giải trình;

2. Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;

3. Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình;

4. Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong việc yêu cầu giải trình;

5. Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;

6. Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật 36/2018/QH14 ngày 20-11-2018

- Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ VĨNH HƯNG - HUYỆN BÌNH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Phạm Ngọc Sử

Địa chỉ: Thôn Lại- xã Vĩnh Hưng- huyện Bình Giang- tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 02203.777.286 , 0982 359 957 ( đ/c Sử) hoặc 0972 438 219 (đ/c Quang)

Email: quang87vt@gmail.com

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0