PHẦN II
NỘI DUNG TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC NIÊM YẾT
I. LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Thủ tục Quyết định quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, Tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình.
- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy.
- Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
2. Thủ tục Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện
a) Trình tự thực hiện:
- Người nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP tại điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để đối chiếu.
- Đối với trường hợp người bị cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí địa điểm, nhân sự tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn việc đăng ký cai nghiện tự nguyện.
- Địa điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện phải có trang thiết bị cần thiết cho việc đón tiếp, lưu hồ sơ đăng ký.
- Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giấy tờ tùy thân và vào sổ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 23 Phụ lục II Nghị định số 116/2021/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn người đăng ký hoàn thiện, bổ sung hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện.
Bước 3: Tổ chức thẩm định, quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện/ không quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thẩm định hồ sơ đăng ký cai nghiện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Trường hợp không quyết định cho cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, theo Mẫu số 24 Phụ lục II Nghị định số 116/2021/NĐ-CP phải được gửi cho cá nhân, gia đình người cai nghiện, các đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện của người nghiện hoặc người đại diện hợp pháp theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định số 116/2021/NĐ-CP;
- Bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người nghiện ma túy.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Người nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e)Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
Không có yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14.
- Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
II. LĨNH VỰC TRẺ EM
1. Thủ tục Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em
a) Trình tự thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
- Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
- Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
b) Cách thức thực hiện:
-Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc lập).
- Bản đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Dự thảo Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Số lượng hồ sơ : 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
-Trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
- Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
-Mẫu số 01; Mẫu số 02; Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
-Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp (là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em).
- Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha mẹ, người chăm sóc trẻ em.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết.
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN THÔNG TIN …(1)… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số:…../BC-(2) | …(3)…, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo):.....................................................
Thời gian (mấy giờ)......................................................... Ngày ……. tháng........ năm ….
2. Thông tin về trẻ em
Họ và tên trẻ em (5)......................................................................................................
Ngày tháng năm sinh (5)……………hoặc ước lượng tuổi................................................
Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không biết..............................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc.................................................................................................
...................................................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em: (6)...................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.
Họ và tên cha: (5)………..Tuổi…….. Nghề nghiệp...........................................................
Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề nghiệp............................................................
Hoàn cảnh gia đình: (5).................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc trẻ em (nếu biết)...............................................................
Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Thông tin về người cung cấp thông tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên…………………………. Số điện thoại...............................................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Ghi chú thêm................................................................................................................
| Cán bộ tiếp nhận thông tin (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu số 02
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN TẠM THỜI CHO TRẺ EM
Ngày, tháng, năm tiến hành đánh giá: ………………………………………….
1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ
1. Đánh giá mức độ tổn hại (Cao, Trung bình, Thấp) |
1.1. Mức độ tổn hại của trẻ em | Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng, đe dọa tính mạng); Trung bình (trẻ em bị tổn hại, nhưng không nghiêm trọng); Thấp (trẻ em ít hoặc không bị tổn hại). |
1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục bị tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại | Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em). |
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) | Cao: | Trung bình: | Thấp: |
2. Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em (Cao, Trung bình, Thấp) |
2.1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước các tổn hại | Cao (trẻ em có khả năng khắc phục được những tổn hại); Trung bình (trẻ em có một ít khả năng khắc phục được những tổn hại); Thấp (trẻ em không thể khắc phục được những tổn hại). |
2.2 . Khả năng của trẻ em trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn | Cao (Ngay lập tức tìm được người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ em); Trung bình (chỉ có một số khả năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu); Thấp (không có khả năng tìm người bảo vệ). |
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) | Cao: | Trung bình: | Thấp: |
* Kết luận về tình trạng của trẻ em:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
- Trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
- Trẻ em cần được tiếp tục theo dõi
2. Các biện pháp can thiệp khẩn cấp nhằm đảm bảo nhu cầu an toàn tạm thời cho trẻ em:
Nhu cầu về an toàn của trẻ em | Dịch vụ cung cấp | Đơn vị cung cấp dịch vụ |
1. Chỗ ở và các điều kiện sinh hoạt | - Nơi chăm sóc tạm thời - Thức ăn - Quần áo | |
2. An toàn thể chất | - Chăm sóc y tế - Chăm sóc tinh thần | |
Nơi nhận: - Chủ tịch UBND cấp xã; - Lưu hồ sơ. | Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu số 07
ỦY BAN NHÂN DÂN xã/phường/thị trấn ..(1).. ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số..../QĐ-UBND | ....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ...... /2017/NĐ-CP ngày…../..... /2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ...(3)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm thời cách ly... (4)..., sinh ngày ... tháng ... năm..., hiện trú tại ... (5)... khỏi cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là ông/bà ...(6)... hiện trú tại ... (5)... trong thời hạn ... (7)... ngày/tháng kể từ ngày... tháng... năm 20...
Điều 2. Người tiếp nhận cháu ...(4)... là ông/bà...(8) ... ở địa chỉ...(5)....
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/bà ...(6)..., ông/bà ...(8)..., ông/bà ...(3)..., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Phòng LĐTBXH cấp huyện (để b/c); - Sở LĐTBXH (để b/c); - Lưu hồ sơ. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn.
(2) Địa danh.
(3) Tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
(4) Họ và tên trẻ em.
(5) Địa chỉ cụ thể: thôn, xã, huyện, tỉnh.
(6) Họ và tên cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
(7) Số lượng ngày/tháng tạm thời cách ly trẻ.
(8) Họ và tên của cá nhân hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
2. Thủ tục Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
a) Trình tự thực hiện:
- Đối với trường hợp chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em theo đề nghị của cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế:
+ Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế (theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em để thực hiện thủ tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế và chuyển hình thức chăm sóc thay thế (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em.
- Đối với trường hợp chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:
+Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
b) Cách thức thực hiện:
-Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế. (Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)
Số lượng hồ sơ : 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e)Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
- Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
- Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 15
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT VIỆC CHĂM SÓC THAY THẾ
Kính gửi: ...........................................................................
Tên tôi là: .............................................................................................
Hiện đang cư trú tại ..............................................................................
Xét thấy cá nhân và gia đình không còn đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em........................ sinh ngày ........ tháng ........ năm .................. được nhận chăm sóc thay thế theo Quyết định số ngày.... tháng.... năm
Tôi làm đơn này đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn xem xét, cho phép gia đình và tôi được chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em từ ngày .... tháng ... năm
Lý do:
1. .................................................................................................................................
2. ..................................................................................................................................
3. ..................................................................................................................................
Tôi cam đoan chấp hành các quy định của pháp luật về việc chăm sóc thay thế và chấm dứt chăm sóc thay thế đối với trẻ em.
| Ngày......... tháng ........ năm 20.... Người viết đơn (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu số 16
ỦY BAN NHÂN DÂN xã/phường/thị trấn ..(1).. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số..../QĐ-UBND | ....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấm dứt và chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em ...(3)...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....(1).....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ............./2017/NĐ-CP ngày..........tháng..... năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ........(4)......,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế của cá nhân, gia đình:
Ông/bà ... (5)... CMND/CCCD/Hộ chiếu số:...Cấp ngày.../.../..., nơi cấp: .................
Đối với ..............(3).........., Ngày, tháng, năm sinh: ........... Giới tính: .......................
Nơi sinh: ..................., Dân tộc: ..................., Quốc tịch: ...........................................
Nơi cư trú .................(6)............................................................................................... kể từ ngày ...............tháng ...............năm ............
Điều 2. Giao trẻ em ...................(3)................... tại Điều 1,
Cho cá nhân, đại diện gia đình/cơ sở nhận chăm sóc thay thế là:
Ông/bà........... (5)/(7)........ đại diện cơ sở nhận chăm sóc thay thế .... (8)..................
CMND /CCCD/Hộ chiếu số: ............Cấp ngày.../.../... , nơi cấp: ..............................
Thời gian chăm sóc thay thế trẻ em ...........(3)........... được thực hiện từ ngày .......... tháng .............. năm ...............đến ngày ...........tháng ..........năm .......
Điều 3. Ông/bà ....... (5)......./ cơ sở nhận chăm sóc thay thế ...(8)....., có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo đảm sự phát triển của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em và pháp luật có liên quan.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Ông/bà .............(5)/(7)..........đại diện cho cơ sở nhận chăm sóc thay thế ...(8)...... , ông/bà ........(4)......... , các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Phòng LĐTBXH huyện (để b/c); - Sở LĐTBXH (để b/c); - Lưu hồ sơ. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Thủ tục Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
a) Trình tự thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
- Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (có thể yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ) thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em.
- Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
b) Cách thức thực hiện:
-Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã và người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Báo cáo đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
Biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em và các tài liệu khác có liên quan (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
- Số lượng hồ sơ : 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 07 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt và Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em kèm theo (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành).
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 01, Mẫu số 02; Mẫu số 03; mẫu o4 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đã được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá nguy cơ và xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN THÔNG TIN …(1)… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số:…../BC-(2) | …(3)…, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo):.....................................................
Thời gian (mấy giờ)......................................................... Ngày ……. tháng........ năm ….
2. Thông tin về trẻ em
Họ và tên trẻ em (5)......................................................................................................
Ngày tháng năm sinh (5)……………hoặc ước lượng tuổi................................................
Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không biết..............................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc.................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em: (6)...................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.
Họ và tên cha: (5)………..Tuổi…….. Nghề nghiệp...........................................................
Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề nghiệp............................................................
Hoàn cảnh gia đình: (5).................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc trẻ em (nếu biết)...............................................................
Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:............................................................................
3. Thông tin về người cung cấp thông tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên…………………………. Số điện thoại...............................................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Ghi chú thêm................................................................................................................
| Cán bộ tiếp nhận thông tin (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu số 02
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN TẠM THỜI CHO TRẺ EM
Ngày, tháng, năm tiến hành đánh giá: ………………………………………….
1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ
1. Đánh giá mức độ tổn hại (Cao, Trung bình, Thấp) |
1.1. Mức độ tổn hại của trẻ em | Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng, đe dọa tính mạng); Trung bình (trẻ em bị tổn hại, nhưng không nghiêm trọng); Thấp (trẻ em ít hoặc không bị tổn hại). |
1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục bị tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại | Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em). |
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) | Cao: | Trung bình: | Thấp: |
2. Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em (Cao, Trung bình, Thấp) |
2.1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước các tổn hại | Cao (trẻ em có khả năng khắc phục được những tổn hại); Trung bình (trẻ em có một ít khả năng khắc phục được những tổn hại); Thấp (trẻ em không thể khắc phục được những tổn hại). |
2.2 . Khả năng của trẻ em trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn | Cao (Ngay lập tức tìm được người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ em); Trung bình (chỉ có một số khả năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu); Thấp (không có khả năng tìm người bảo vệ). |
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) | Cao: | Trung bình: | Thấp: |
* Kết luận về tình trạng của trẻ em:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
- Trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
- Trẻ em cần được tiếp tục theo dõi
2. Các biện pháp can thiệp khẩn cấp nhằm đảm bảo nhu cầu an toàn tạm thời cho trẻ em:
Nhu cầu về an toàn của trẻ em | Dịch vụ cung cấp | Đơn vị cung cấp dịch vụ |
1. Chỗ ở và các điều kiện sinh hoạt | - Nơi chăm sóc tạm thời - Thức ăn - Quần áo | |
2. An toàn thể chất | - Chăm sóc y tế - Chăm sóc tinh thần | |
| | |
Nơi nhận: - Chủ tịch UBND cấp xã; - Lưu hồ sơ. | Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu số 03
BÁO CÁO
THU THẬP THÔNG TIN, XÁC MINH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỤ THỂ
Họ và tên trẻ em: …………………………………………..
Họ và tên người đánh giá: …………………………………………..
Ngày, tháng, năm thực hiện bản đánh giá …………………………………………..
1. Thu thập thông tin
Câu hỏi | Trả lời |
Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em (trẻ em đã bị xâm hại hay chưa)? | Mô tả |
Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình (đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc trẻ em, chất lượng chăm sóc như thế nào)? | |
Các yếu tố tác động đến chất lượng của sự chăm sóc trẻ em? | Yếu tố tích cực: |
Yếu tố tiêu cực: |
Trong thời gian tới ai sẽ là người chăm sóc trẻ em? | |
Các yếu tố có thể sẽ tác động đến việc chăm sóc trẻ em trong thời gian tới? | Yếu tố tích cực: |
Yếu tố tiêu cực: |
2. Đánh giá nguy cơ cụ thể:
a) Đánh giá mức độ tổn hại
Đánh giá mức độ tổn hại | Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) |
1. Đánh giá mức độ trẻ em bị tổn hại | Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng); Trung bình (trẻ em bị tổn hại nhưng không nghiêm trọng); Thấp (trẻ em bị tổn hại ít hoặc không bị tổn hại). |
2. Khả năng tiếp cận trẻ em của đối tượng xâm hại (trong tương lai) | Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em). |
3. Tác động của hành vi xâm hại đến sự phát triển của trẻ em (thể chất, tâm lý, tình cảm) | Cao (có tác động nghiêm trọng đến trẻ em); Trung bình (có một vài tác động đến sự phát triển của trẻ em); Thấp (có ít hoặc không có tác động đến sự phát triển của trẻ em). |
4. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ em đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ em | Cao (có nhiều trở ngại để đảm bảo an toàn cho trẻ em); Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ em vẫn có được sự bảo vệ nhất định); Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo vệ trẻ em). |
5. Không có người sẵn sàng hoặc có khả năng bảo vệ trẻ em | Cao (Không có người nào có thể bảo vệ trẻ em hoặc có người bảo vệ nhưng không được tốt); Trung bình (có một số người có thể bảo vệ trẻ em, nhưng khả năng và độ tin cậy chưa cao); Thấp (có một số người có thể bảo vệ trẻ em). |
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) | Cao: Trung bình: Thấp: |
b) Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em
Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em | Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) |
1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước những hành động của đối tượng xâm hại | Cao (trẻ em có khả năng tự bảo vệ mình); Trung bình (trẻ em có một số khả năng, nhưng không cao); Thấp (trẻ em không tự bảo vệ được). |
2. Khả năng biết được những người có khả năng bảo vệ mình | Cao (trẻ em biết được người lớn nào có thể bảo vệ mình); Trung bình (trẻ em biết ít về người lớn nào có thể bảo vệ mình); Thấp (trẻ em không biết người lớn nào có thể bảo vệ mình). |
3. Khả năng của trẻ em trong việc thiết lập mối quan hệ với những người có thể bảo vệ mình | Cao (trẻ em sẵn sàng và có khả năng nói chuyện với người lớn có thể bảo vệ mình); Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với người lớn nào có thể bảo vệ mình); Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người lớn). |
4. Khả năng của trẻ em trong việc nhờ người bảo vệ trẻ em | Cao (trẻ em có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình); Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình); Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình). |
5. Trẻ em có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại) | Cao (những người hàng xóm, thầy giáo, cô giáo... thường xuyên quan sát được trẻ em); Trung bình (chỉ quan sát trẻ em ở một số thời điểm nhất định); Thấp (trẻ em ít được mọi người trông thấy). |
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) | Cao: Trung bình: Thấp: |
3. Kết luận các nguy cơ: Trên cơ sở so sánh mức độ (Cao, Thấp, Trung bình) giữa Đánh giá mức độ tổn hại với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em:
- Trường hợp Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em ở mức độ Cao nhiều hơn Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em: Trẻ em có nguy cơ cao tiếp tục bị xâm hại hoặc mức độ trẻ em bị tổn hại vẫn rất nghiêm trọng.
- Trường hợp Đánh giá mức độ tổn hại ở mức độ Cao ít hơn hoặc tương đương với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em: Trẻ em không có hoặc ít có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại hoặc mức độ tổn hại của trẻ em ít nghiêm trọng.
4. Xác định các vấn đề của trẻ em: Trên cơ sở kết luận các nguy cơ, xác định các vấn đề của trẻ em (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần hỗ trợ, can thiệp).
Ví dụ:
- Các tổn hại về thể chất, tâm lý, tình cảm nghiêm trọng.
- Môi trường chăm sóc trẻ có nhiều nguy cơ có thể khiến trẻ em tiếp tục bị xâm hại.
-..................................................................................................................................
5. Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em:
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
6. Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em:
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
7. Xác định nhu cầu cần cung cấp dịch vụ của trẻ em:
- Chăm sóc, chữa trị các tổn hại (đáp ứng nhu cầu trẻ em cần sự chăm sóc về thể chất, tinh thần);
- Tư vấn, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác (đáp ứng nhu cầu trẻ em cần có một môi trường sống an toàn, đảm bảo các điều kiện để hòa nhập cộng đồng).
| Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu số 04
ỦY BAN NHÂN DÂN xã/phường/thị trấn... ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP
(Trường hợp trẻ em bị xâm hại/nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi)
1. Mục tiêu
- Các tổn hại của trẻ em được phục hồi;
- Các yếu tố không an toàn trong môi trường sống của trẻ em cần được khắc phục;
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em hòa nhập cộng đồng;
-..................................................................................................................................
2. Các hoạt động
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý;
- Các hoạt động trợ giúp xã hội;
- Các hoạt động hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;
- Các hoạt động trợ giúp pháp lý (nếu cần);
- Các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.
3. Tổ chức thực hiện
Stt | Tên hoạt động | Cán bộ thực hiện | Cán bộ phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | …………… | ………. | ………. | ………. |
4. Kinh phí
(Dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)./.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để nhằm mục đích cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp dành cho trẻ em bị xâm hại/nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; giải quyết các nhu cầu được an toàn, bảo vệ và chăm sóc trước mắt và lâu dài cho trẻ em.
4. Thủ tục Thông báo nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người thân thích của trẻ em đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế.
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trên cơ sở báo cáo xác minh của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
b) Cách thức thực hiện:
-Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Không quy định.
- Số lượng hồ sơ : 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao quyết định cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
- Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
- Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
- Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 12
ỦY BAN NHÂN DÂN xã/phường/thị trấn ..(1).. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số..../QĐ-UBND | ....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao, nhận việc chăm sóc thay thế trẻ em ... (3)...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)...
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số /2017/NĐ-CP ngày tháng năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ...(4)... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao trẻ em ...(3)..., Giới tính: ............., Ngày, tháng, năm sinh: ....................
Nơi sinh: ................................, Dân tộc: ......................, Quốc tịch: .................................
Nơi cư trú: .......................................(5)................................................................................
Cho:
Ông/bà: ....(6)/(7)........... CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ...........cấp ngày ...../..../.....
Nơi cư trú: .............................................(5).......................................................................
Tiếp nhận và chăm sóc nuôi dưỡng.
Thời gian chăm sóc thay thế trẻ em từ ngày ..................tháng.................năm................đến ngày tháng............... năm..........
Điều 2. Gia đình ông/bà ........(6)......./ cơ sở nhận chăm sóc thay thế ........(8)......... có trách nhiệm chăm sóc, đảm bảo sự an toàn cho trẻ em nhận chăm sóc thay thế theo quy định của Luật trẻ em và pháp luật có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/bà ..............(6)/(7) ....................., ông/bà ......... (4)........., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Phòng LĐTBXH huyện (để b/c); - Sở LĐTBXH (để b/c); - Lưu hồ sơ. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) |
5. Thủ tục Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
a) Trình tự thực hiện:
- Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách (theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) và hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đối chiếu với danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế để xem xét, đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế; nếu thấy phù hợp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển danh sách và hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế cư trú.
- Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới; lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, nếu đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội. Việc giao, nhận trẻ em được thực hiện khi có quyết định chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã và quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
b) Cách thức thực hiện:
-Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế. (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)
- Hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, gồm:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;
+ 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;
+ Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em (theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP);
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;
+ Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.
d) Thời hạn giải quyết:
- 25 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 10; Mẫu 14 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ HOÀN CẢNH, TÌNH TRẠNG VÀ NHU CẦU, NGUYỆN VỌNG CỦA TRẺ EM CẦN CHĂM SÓC THAY THẾ
Họ tên trẻ em | |
Ngày tháng năm sinh: | |
Giới tính: | |
Nơi cư trú: | Thôn ..............Xã/phường..... Quận/huyện......tỉnh/thành phố |
Đặc điểm nhận dạng/dấu tích cơ thể ........(nếu có) | |
Xác định trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế (Theo quy định tại Điều 62 của Luật trẻ em 2016) | |
Tình trạng gia đình ruột thịt của trẻ em (nếu có) | |
Họ và tên cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em | |
Anh, chị, em ruột của trẻ em: (Họ và tên, tuổi, giới tính) | Anh: |
Chị: |
Em: |
1. Tình trạng trẻ em |
Xác định trường hợp trẻ em cần | Tình trạng trẻ em | Nhu cầu cần đáp ứng |
Sửc khoẻ thể chất | | |
Sức khoẻ tâm thần | | |
Học tập | | |
Điều kiện chăm sóc hiện tại (ăn, ở, mặc, đi lại, khám, chữa bệnh,...) | | |
Nguy cơ tổn hại của trẻ em | | |
Nguyên nhân hoặc thủ phạm gây tổn hại cho trẻ em | | |
3. Đánh giá, kiến nghị:
3.1 Đánh giá:
- Đánh giá về sức khỏe thể chất (Tốt, Bình thường, Yếu): .................................................................
- Đánh giá về sức khỏe tâm thần (Tốt, Bình thường, Yếu): ................................................................
- Đánh giá về học tập (Đạt, Không đạt): ............................................................................................
3.2 Tình trạng của trẻ em cần được bảo vệ:
- Khẩn cấp cách ly khỏi cha, mẹ, người chăm sóc.
- Cần được chăm sóc thay thế trong thời gian .............tuần/tháng.
3.3. Những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em:
3.4 Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về chăm sóc thay thế (dành cho trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên):
4. Hình thức chăm sóc thay thế phù hợp:
Người làm báo cáo
(Ký ghi rõ họ, tên)
Nơi nhận: - UBND xã (để b/c); - Phòng LĐTBXH huyện (để b/c); - Lưu hồ sơ. Mẫu số 14 Tên cơ sở trợ giúp xã hội ................. Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế TT | Họ và tên trẻ em | Ngày, tháng, năm sinh | Nơi sinh | Giới tính | Dân tộc | Họ và tên cha, mẹ đẻ | Tình trạng sức khỏe của trẻ em | Hình thức chăm sóc thay thế dự kiến | Dự kiến thời gian nhận chăm sóc thay thế | Ghi chú | CSTT bởi người thân thích | CSTT bởi người không thân thích | CSTT bởi hình thức nhận con nuôi | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | Người lập danh sách (Ký, ghi rõ họ và tên) | GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) | 6. Thủ tục Đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em a) Trình tự thực hiện: Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế làm hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế. - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế; hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. - Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; lựa chọn, thông báo, cung cấp thông tin, hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; tổ chức việc giao, nhận trẻ em giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định. b) Cách thức thực hiện: -Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước. c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế. - Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật. - Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài). d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. h) Lệ phí: Không i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế. k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. - Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em. - Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên. - Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật trẻ em năm 2016. - Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. III. LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Thủ tục Phê duyệt đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp a) Trình tự thực hiện: - Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp lập hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ, hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi và báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm định, tổng hợp danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Quyết định này được gửi đến Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có liên quan. - Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt đối tượng được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thông báo trên hệ thống thông tin, truyền thông của xã và sao gửi cho tổ chức, cá b) Cách thức thực hiện: Bộ phận một cửa các xã, phường, thị trấn. c) Thành phần, số lượng, hồ sơ: - Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP. - Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP. - Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ là tổ chức sản xuất nông nghiệp. d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp; - Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ; - UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không l) Căn cứ pháp lý: - Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/10/2010 - Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. BẢNG KÊ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TẠI ĐỊA BÀN TỈNH.... TÊN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM... Báo cáo tháng... (từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... năm 20...) STT | HĐBH | Đối tượng hỗ trợ | Số tiền bảo hiểm (đồng) | Số phí bảo hiểm (đồng) | Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm | Số HĐBH | Ngày HĐBH | Nghèo, cận nghèo | Không thuộc nghèo, cận nghèo | Tổ chức | Cây trồng | Vật nuôi | Thủy sản | Tổng số | NSNN hỗ trợ | Tổ chức, cá nhân nộp | 1 | | | | | | | | | | | | | 2 | | | | | | | | | | | | | ... | | | | | | | | | | | | | Chúng tôi cam kết những thông tin trên là đúng sự thật./. | ...., ngày.... tháng.... năm.... ĐẠI DIỆN TRƯỚC PHÁP LUẬT CHỦ TỊCH/TỔNG GIÁM ĐỐC (Ký tên và đóng dấu) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT, PHÊ DUYỆT ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.... Căn cứ Nghị định số .../2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Căn cứ Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 20... của Thủ tướng Chính phủ về....; Trường hợp cá nhân sản xuất nông nghiệp: - Tên cá nhân sản xuất nông nghiệp: [Tên đầy đủ] - Ngày, tháng, năm sinh: - CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: [...] do [Tên cơ quan cấp] ngày...tháng...năm...tại [Nơi cấp] - Địa chỉ thường trú: - Thuộc diện: □ Hộ nghèo □ Hộ cận nghèo □ Hộ khác Trường hợp tổ chức sản xuất nông nghiệp: - Tên tổ chức sản xuất nông nghiệp: [Tên đầy đủ] - Giấy phép đăng ký kinh doanh số: [...] do [Tên cơ quan cấp] ngày ...tháng...năm... - Địa chỉ: - Là tổ chức sản xuất nông nghiệp thuộc diện đối tượng tổ chức được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số .../QĐ-TTg ngày tháng năm 20... của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ... rà soát, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chúng tôi là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm theo Nghị định số /2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Đơn này và hồ sơ kèm theo. Hồ sơ kèm theo: - Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, thủy sản.... (Liệt kê đầy đủ) | …, ngày.... tháng.... năm... CHỦ HỘ/NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (Ký tên, đóng dấu (nếu có)) | Nơi nhận: - Như trên; - Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...; | | 2. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tạm thời phần hè phố để tổ chức đám cưới và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới a) Trình tự thực hiện: - Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời phần hè phố chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định thì ghi phiếu hẹn trả kết quả. - Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã c) Thành phần, số lượng, hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để tổ chức đám cưới (theo mẫu Phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Hải Dương). - Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (theo mẫu Phụ lục 4 kèm theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Hải Dương). d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp Xã g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (theo mẫu Phụ lục 4 kèm theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Hải Dương) Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để tổ chức đám cưới k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Vị trí sử dụng tạm thời phải nằm trong danh mục các khu vực. tuyến đường có vị trí, địa điểm đủ điều kiện được sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố đã được UBND cấp huyện phê duyệt. l) Căn cứ pháp lý: - Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 3. Thủ tục gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời phần hè phố để tổ chức đám cưới và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới a) Trình tự thực hiện: - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn sử dụng tạm thời phần hè phố chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định thì ghi phiếu hẹn trả kết quả. - Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã c) Thành phần, số lượng, hồ sơ: + Đơn đề nghị gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (theo mẫu Phụ lục 3 kèm theo Quy định này). + Giấy phép cũ (bản chính). d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép gia hạn i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không l) Căn cứ pháp lý: - Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương. | |